3 khác biệt giữa trẻ nghịch ngợm và ngoan ngoãn, bố mẹ cần biết để giúp con phát huy thế mạnh

todattn

Nhận biết sự khác biệt giữa những đứa trẻ nghịch ngợm và ngoan ngoãn để giúp con phát huy thế mạnh.

Trẻ con rất khác nhau về tính cách, một số từ nhỏ đã ngoan ngoãn, hiểu chuyện, trầm lặng, nhẹ nhàng, cư xử tốt. Một số khác lại nghịch ngợm, hoạt bát, còn hay bày trò khiến bố mẹ, xóm làng đau đầu. Mỗi đứa trẻ đều có nét đáng yêu riêng và trong quá trình trưởng thành sẽ dần nhận thấy sự khác biệt giữa trẻ nghịch ngợm và trẻ ngoan, mỗi đứa trẻ có thế mạnh riêng.

Phát biểu của em bé ngoan và đứa trẻ nghịch phá

Có 2 đứa trẻ ở 2 gia đình, bé A rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện, thường con sẽ ở nhà, xem sách tranh, đến giờ học bài con sẽ tự động ngồi vào bàn học. Bố bé A cảm thấy hãnh diện vì con, đứa con ngoan này không để cha mẹ phải lo lắng.

Trong lớp còn có một bé B, bản chất là một đứa nhỏ nghịch ngợm, suốt ngày líu lo làm phiền bố mẹ, lại hay nghĩ ra nhiều chiêu trò để lừa các bạn trong lớp khiến thầy cô và phụ huynh đau đầu.

Một lần nhà trường tổ chức một sự kiện, bé A và bé B được chọn lên phát biểu. Bé A được xướng tên với tư cách học sinh xuất sắc nhất. Nhưng khi lên phát biểu vì quá run nên con không nói được gì. Ngược lại bé B lại tùy hứng, tự nhiên mà thao thao bất tuyệt, còn được thầy cô bạn bè vỗ tay khen.

Phần phát biểu của “em bé ngoan” không đạt yêu cầu, trong khi phần nói của “con ma nghịch ngợm” lại gây bất ngờ. Đây là điều đáng để các bậc cha mẹ phải suy nghĩ, “trẻ nghịch ngợm” và “bé ngoan” có gì khác nhau?

Sự khác biệt giữa “bé nghịch ngợm” và “em bé ngoan” là gì?

1. Năng lực giao tiếp

Đứa trẻ nghịch ngợm thường hướng ngoại, thích giao tiếp, khám phá thế giới bên ngoài. Nhờ tính cách này mà con tự tin, khả năng giao tiếp cũng tốt hơn, con giỏi diễn đạt, không lo lắng sợ hãi khi nói trước đám đông, tính quản giao là lợi thế của con.

“Bé ngoan” rất giỏi lắng nghe ý kiến ​​của cha mẹ, nhưng đối tượng giao tiếp chủ yếu chỉ là cha mẹ hoặc những người thân thiết ở gần con. Việc con hơi khép mình, ít giao tiếp với người lạ đôi khi khiến con gặp phải vấn đề về việc làm quen và tạo ra các mối quan hệ mới khi lớn lên, hoặc có thể hình thành sự nhút nhát mỗi khi nói chuyện trước đám đông.

2. Cách suy nghĩ

Trẻ nghịch ngợm thường thích những vấn đề liên quan đến đời sống, có lối suy nghĩ mở hơn, sẽ quan tâm đến thực tế hơn khi xem xét mọi việc, có khả năng lập kế hoạch tổ chức và logic tốt và rất giỏi trong việc dẫn dắt một nhóm đạt được mục tiêu. Trẻ nghịch ngợm sẽ thích hợp làm những công việc xã hội, dịch vụ.

Tư duy của trẻ ngoan lại có xu hướng tìm câu trả lời cho các vấn đề thông qua các khái niệm hoặc kiến ​​thức lý thuyết, có trí tưởng tượng và kỹ năng liên kết tốt, có khả năng suy nghĩ độc lập để đạt được mục tiêu của mình thông qua nền tảng kiến thức phong phú. Trẻ ngoan sẽ thích hợp với những công việc học thuật, nghiên cứu, khoa học, mang tính ổn định.

3. Thể thao, thể chất

Dưới góc độ thói quen lối sống, những đứa trẻ nghịch ngợm, ưa quậy phá thường có năng khiếu thể thao hơn. Theo các cuộc khảo sát, những đứa trẻ nghịch ngợm, thích chạy nhảy, phá phách thường cao hơn những em bé trầm tính và ngoan ngoãn từ 2 đến 3 cm.

Theo quan điểm khoa học, trẻ em không chỉ phải học kiến ​​thức sách giáo khoa, mà còn phải tăng cường trau dồi năng lực xã hội và thể thao. Trẻ nghịch ngợm và trẻ ngoan có sự khác biệt nhưng cả hai đều có những ưu điểm, khuyết điểm chứ không phải bé nào tốt hơn bé nào. Cha mẹ cần hiểu được tính cách của từng trẻ để có cách nuôi dạy con phù hợp, phát huy được thế mạnh và khắc phục điểm yếu cho con.

Leave a Comment