Tại sao trẻ học hành bết bát mặc dù rất thông minh, lanh lợi?

todattn

Updated on:

Con ở nhà thông minh, cái gì cũng biết mà đi học thì mãi không hiểu bài, cha mẹ cần tìm lý do và nhanh giúp con.

Đôi khi việc con học dở chưa hẳn nằm ở vấn đề đầu óc, thông minh. Rõ ràng có những đứa trẻ ở nhà lanh lợi, tí tuổi đã đọc rành rành chữ cái, con số, nhưng khi bước vào tiểu học lại học lại thành tích lẹt đẹt. Có thể xuất phát từ 2 lý do khiến con thông minh lại học không tốt xuất phát từ thói quen, cha mẹ cần kịp thời đôn đốc, sửa dạy.

1. Không chăm chú lắng nghe cô giảng

Bài tập ở bậc tiểu học không khó, độ khó tăng dần theo độ tuổi của trẻ, chỉ cần trẻ làm theo từng bước bài học của giáo viên giảng thì hầu hết trẻ sẽ tiếp thu và tiêu hóa được kiến ​​thức mới trên lớp cơ bản, sau đó về nhà làm thêm bài tập thì sẽ tiến bộ nhanh.

Tuy nhiên, một số trẻ còn ham chơi, thiếu tập trung trong giờ học. Việc không nghe giảng khiến con không nắm được kiến thức nền tảng, mọi thứ đều không có trong đầu, đến khi về nhà làm bài tập chỉ là mớ trống rỗng, kéo dài chỉ khiến con học ngày càng kém.

2. Không hình thành thói quen học tập tốt

Việc phân tán tư tưởng trong lớp là điều bình thường đối với trẻ em, nhưng một số trẻ sẽ hỏi lại nếu không hiểu bài, một số trẻ thì hoàn toàn không quan tâm. Một khi trẻ đã không quan tâm việc học thì dù cô giáo giảng, cha mẹ dạy cách nào cũng sẽ không đưa được chữ vào đầu.

Cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân khiến con không học được rồi kê đúng thuốc, không tìm ra gốc rễ của bệnh thì dù có cố gắng đến đâu cũng chỉ thu được một nửa kết quả. Với từng lý do trên đây sẽ có những cách khác nhau giúp con khắc phục.

Sửa dạy khi con thông minh mà học kém

1. Với đứa trẻ không nghe giảng

Đối với những đứa trẻ không nghe giảng trong lớp, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra chúng có chú ý hay không ngay lúc dạy con học ở nhà. Hoặc cha mẹ có thể hỏi giáo viên về việc học của con trong lớp. Sau khi phát hiện trẻ gặp trường hợp như vậy, phụ huynh cần kịp thời trao đổi với giáo viên, để giáo viên đặc biệt quan tâm đến trẻ trong giờ học, từ đó hỏi ra nguyên nhân khiến con không chịu nghe giảng.

Sau khi giáo viên đưa ra phản hồi, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, không nên chỉ trích trẻ, bình tĩnh nói với trẻ về vấn đề, để trẻ hiểu được hậu quả của vấn đề đó và khiến trẻ sẵn sàng chủ động sửa sai. Sau đó cha mẹ và con cái hãy cùng nhau tìm cách giải quyết, cứ để con từ từ sửa.

Vấn đề khiến con không nghe giảng thường là do con không hứng thú với môn học đó, con thiếu ngủ, mệt mỏi… Vì thế cha mẹ cần đảm bảo đầu óc con được thư thả, ngủ nghỉ đầy đủ, để con có thể tập trung nghe giảng trên lớp hơn. Cha mẹ có thể rèn luyện tính tập trung học cho con khi ở nhà làm bài tập, dần dần con sẽ cải thiện.

2. Với đứa trẻ xem nhẹ việc học

Cần giúp con hình thành thói quen học tập tự giác, dù con muốn hay không thì chính con phải tự hoàn thành chương trình học của mình bao gồm bài học, bài tập, bài kiểm tra. Nếu trẻ thiếu động lực, cha mẹ có thể treo những phần thưởng phù hợp để khuyến khích, đồng thời đưa ra mức phạt nhất định nếu con không chịu học.

Đôi khi con không chịu học còn do hoàn cảnh gia đình, cha mẹ nên xem lại có điều gì khiến con chán nản, không vui. Hoặc chính cha mẹ có đang gây áp lực khiến con sinh ra sự phản kháng không thích học, hoặc quá nuông chiều khiến con muốn làm gì thì làm.

Trên đời không có trẻ không học được, chỉ có trẻ lười biếng. Không có cha mẹ không dạy được con, chỉ có cha mẹ lười biếng. Con cái có cha mẹ siêng năng cũng siêng năng, dễ dạy.

Leave a Comment