Người trí huệ trước giờ chưa bao giờ nóng vội, khí chất ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

todattn

Người xưa có câu: “Nước sâu thì chảy chậm, người cao quý thì ăn nói từ tốn”.

Tính cách của bạn thể hiện sự tu dưỡng của bạn, tính khí chậm rãi ôn hòa không phải là chậm chạp, vụng về, mà là khi đối mặt với bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống đều có thể bình tĩnh, ung dung nở một nụ cười trên môi.

Người có tính khí điềm đạm, chậm rãi, thường làm việc một cách chắc chắn, không nóng vội, họ sở hữu một nội tâm vui vẻ, chan hòa, như dòng suối mát tưới tắm tâm hồn của những người xung quanh.

Trong “Thái Căn Đàm” cũng có câu: “Tâm an thì ở nhà tranh vẫn vững chắc, bản tính ổn định thì ăn rễ cây cũng thấy ngon, tĩnh nhìn mọi sự trên thế gian, tình cảm đạm bạc thì gắn bó lâu dài”, giữ một tâm thái bình thản, ôn hòa với mọi sự trên thế gian, chính là cảnh giới cao nhất của đời người.

Câu chuyện luyện thư pháp của Vương Hiến Chi

Người thực sự lợi hại đều biết được đạo lý “hậu tích bạc phát”, tức là phải trang bị cho mình một tâm thái vững chắc và chuẩn bị mọi thứ đầy đủ thì mới làm việc được tốt. Họ liên tục cố gắng, nỗ lực nhưng không hề tỏ ra vội vàng, nóng nảy, hấp tấp, nhất định phải đặt tâm thật cao, kiên trì, nhẫn nại cùng với phong thái điềm tĩnh mới có thể làm được tốt hết thảy mọi thứ.

Vương Hiến Chi thời Đông Tấn, chính là con trai của “Thư Thánh” Vương Hi Chi. Vương Hiến Chi từ nhỏ đã nhận biết được danh tiếng của cha, cũng rất nóng lòng muốn thể hiện tài năng thư pháp của mình.

Năm 14, 15 tuổi, thư pháp của Vương Hiến Chi đã thực sự xuất sắc, nhưng so với cha của mình vẫn còn kém xa. Ông chủ động tìm đến cha hỏi: “Con làm thế nào mới có thể viết chữ đẹp hơn được?”. Cha ông dẫn ông ra phía sau vườn, nói: “Dùng nước này mài mực viết chữ, khi nào nước ở trong chum đều sử dụng hết, chữ tự nhiên cũng sẽ luyện thành”.

Vương Hiến Chi nghe theo lời dạy bảo của cha, kể từ đó trở đi không hề nóng vội, luôn giữ tâm thái bình hòa và trầm ồn để nghiên cứu thư pháp. Cuối cùng, sau nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ, ông cũng được vinh danh là “á thánh” trên thư đàn, và trở thành “thư thánh” đệ nhất sau khi Vương Hi Chi qua đời.

Đường dài cần phải đi từng bước từng bước một, chữ cũng luyện từng nét từng nét mà thành, có câu: “Dục tốc bất đạt”, không hấp tấp, giữ cho mình một trạng thái trầm ổn, tường hòa, luyện tập cho thật giỏi và thành thục, đường tương lai ắt sẽ càng đi càng rộng thênh thang.

Có những lúc, ta cảm thấy thế giới xung quanh như luôn chạy về phía trước, chúng ta phải ra sức truy đuổi, bằng không thì sẽ bị thời đại bỏ rơi. Nhưng sự thật lại thường là, bạn càng nóng vội, lại càng giống như một con quay chuyển động không ngừng, tiêu hao sức khỏe, tiêu hao thời gian, cũng tiêu hao tinh lực.

Hãy học theo phong thái của lạc đà, là một loài động vật rất bình thản, không hề vội vàng, cứ chậm rãi đi rồi cũng đến, cứ chậm rãi nhai, rồi cũng no.

Nhân sinh đôi khi không cần phải sốt ruột, cứ tìm đúng phương hướng, bước đi từng bước một. Không cần đi nhanh, chỉ cần đi đều, chậm rãi bước chân, hưởng thụ cuộc sống mỹ hảo.

Đến một lúc nào đó bạn sẽ phát hiện rằng, tự ngã chân chính của bản thân là mềm mại và ôn hòa. Bởi vậy, mong sao mỗi người trong chúng ta đều luôn giữ cho mình một tâm thái bình hòa và lạc quan vui vẻ, tin chắc rằng một cuộc sống may mắn, tốt đẹp sẽ đón chào chúng ta.

Leave a Comment