Giữa trẻ ít nói và nói nhiều có 3 sự khác biệt, 10 năm sau thấy rõ khoảng cách chênh lệch quá lớn

todattn

Một số mẹ thường không quá quan tâm đến việc nói chuyện cùng con, tuy nhiên đây có thể là một thiếu sót lớn trên hành trình phát triển của bé.

Em có một người bạn rất giỏi, mới 33 tuổi nhưng đã làm chủ 2 công ty, thành công sớm nên cuộc sống viên mãn, muốn gì có đó. Bạn có một cậu con trai 8 tuổi, lúc nhỏ rất lém lỉnh đáng yêu nhưng càng lớn thì lại càng sống khép kín, không thích giao tiếp với ai. Hôm bữa tâm sự mới biết là cậu bé có một chút vấn đề về tâm lý. Nguyên nhân là vì vợ chồng bạn quá bận rộn với việc kiếm tiền, không thường xuyên ở bên cạnh con, mọi việc chăm sóc con đều giao hết cho giúp việc. Bác sĩ nói vì bố mẹ không gần gũi, nói chuyện với con nhiều nên đã ảnh hưởng đến tâm lý cũng như các kỹ năng xã hội của bé. Bé nhà bạn ấy thì cực kỳ ít nói, ngại đám đông, suốt ngày chỉ ở trong phòng, giờ cũng đang phải cố gắng điều trị lắm. Thế mới thấy có con nhỏ thì phải dành nhiều thời gian ở bên cạnh, đồng hành, chăm sóc và gần gũi thì con mới phát triển tốt được các mẹ ạ. Mà giữa đứa trẻ ít nói và đứa trẻ nói nhiều cũng khác biệt dữ lắm cơ. Không chỉ là khác về tính cách thôi đâu, hôm bữa em đọc thấy có nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ khi nhỏ hoạt bát, nói nhiều thường có lợi thế hơn trong tương lai, sự chênh lệch này có thể thấy rõ sau 10 năm đấy các mẹ.

1. Khả năng tư duy nhạy bén hơn

Các chuyên gia đã dành nhiều công sức nghiên cứu và rất nhiều người cho rằng, đứa trẻ nói nhiều khi còn nhỏ sẽ có khả năng tư duy logic nhạy bén hơn hẳn những đứa trẻ ít nói. Nguyên nhân là vì một đứa trẻ nói nhiều đa phần là do chúng rất hay quan sát và thắc mắc, chúng tò mò về mọi thứ và muốn hỏi tất cả những điều liên quan để tìm câu trả lời. Đặt nhiều câu hỏi cũng đồng nghĩa với việc con sẽ nhận được nhiều câu trả lời, não bộ tiếp nhận đa dạng thông tin từ sớm sẽ rất tốt cho khả năng suy nghĩ, tư duy logic của con về sau trong mọi vấn đề.

2. Vốn từ dồi dào, diễn đạt ngôn ngữ hiệu quả

Khi bố mẹ, người thân siêng trò chuyện với con, lượng ngôn ngữ bé tiếp nhận sẽ nhiều hơn và vốn từ của con cũng được xây dựng từ những mẩu chuyện thông thường hằng ngày ấy. Trẻ nói nhiều ngay từ nhỏ thường có óc tư duy logic tốt, bằng chứng là mỗi câu nói khi phát ra đều thông qua não và được suy nghĩ cẩn thận. Khi con nói nhiều và cũng nhận được nhiều câu trả lời, vốn từ ngữ của con ngày càng được mở rộng. Từ đó, trẻ dễ diễn đạt ý muốn của mình hơn và người khác cũng không gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cách sử dụng ngôn ngữ của con. Các chuyên gia đều cho rằng trẻ nói nhiều khi còn nhỏ trong tương lai đều có kỹ năng suy nghĩ nhanh, lối diễn đạt tốt, khả năng hùng biện, thuyết trình cũng hiệu quả và rất đáng nể.

3. Kỹ năng xã hội tốt hơn

Trẻ ít nói thường có lối sống nội tâm, khép kín, ngại tiếp xúc với nhiều người và đôi khi còn kém tự tin. Trong khi đó, trẻ nói nhiều lại hoàn toàn ngược lại, chúng kết bạn và hòa nhập vào môi trường mới rất nhanh. Trẻ cũng hào hứng tham gia nhiều hoạt động hơn, từ đó, con cũng được rèn luyện nhiều kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng kết bạn, làm quen với đám đông, phát biểu ý kiến,… Từ đó, các mối quan hệ bên ngoài của con cũng được mở rộng, điều này rất tốt cho việc phát triển toàn diện từ thể chất lẫn trí não, tinh thần, kỹ năng của trẻ nhỏ về sau.

Leave a Comment