7 bí quyết khiến trẻ răm rắp nghe lời, có lối sống nề nếp, kỷ luật

todattn

Updated on:

Học hỏi bí quyết của các cô giáo mầm non để dạy con ngoan hơn nè các mẹ.

Mẹ có bao giờ cảm thấy con đi học rất nghe lời cô giáo, đang quấy cỡ nào mà nhắc đến cô là sợ ngay? Nếu mẹ tò mò cô dạy con làm sao mà hay thế thì có thể xem qua 7 bí quyết dạy trẻ nghe lời được giáo viên mầm non tiết lộ dưới đây nhé!

1. Trao cho con không gian vui chơi

Mẹ có thể thiết lập một số thứ ở nhà như ở trên lớp để con có chỗ chơi phù hợp:

– Cho con chơi ở nơi dễ dàng lau các vết màu bẩn, nước đổ trong lúc con chơi.

– Sắp xếp sách tranh và đồ chơi vào những nơi dễ tìm thấy hoặc nơi con thích, tránh con lục tung lên mỗi lần tìm kiếm.

– Giám đốc trường mầm non Sharon Alfonso nói rằng việc có quá nhiều đồ chơi và sách sẽ tạo ra sự lộn xộn. Cất bớt một số và mang đồ chơi ra từng đợt một, luân phiên hàng tháng, điều này khiến con cảm thấy đồ chơi luôn phong phú, mới mẻ.

2. Đưa ra những lời nhắc thân thiện với trẻ nhỏ

Để dạy trẻ ngừng la hét, giáo viên mẫu giáo Anna Cordero sử dụng các từ như “nói giọng trong nhà” và “nói giọng ngoài trời”, thay vì bảo các con nói to, nói nhỏ hay im lặng.

Cô giáo sử dụng những câu từ khiến trẻ nhỏ dễ tiếp nhận, cảm thấy thân thiện và thích thú, con sẽ không cảm thấy bị nhắc nhở cưỡng ép mà giống như đang cùng người lớn thực hiện một quy tắc ngầm.

3. Đưa ra các quy tắc phù hợp với lứa tuổi

Giáo viên mầm non Aileen Gomez cho biết: “Một đứa trẻ 3 tuổi sẽ ăn bừa bộn, vì vậy một quy tắc phù hợp sẽ là con phải lau bàn sau khi ăn chứ không phải cứ chăm chăm bắт con ăn gọn gàng, không rơi rớt”. Vì vậy không phải con không ngoan, không tốt mà là do cha mẹ ở nhà đưa ra những yêu cầu không phù hợp với lứa tuổi.

4. Giữ bình tĩnh và giúp trẻ bình tĩnh lại

Khi đứa trẻ nghịch pнá, la hét, không nghe lời, có thể mẹ sẽ là người mất bình tĩnh trước. Một khi mẹ và con cùng mất bình tĩnh thì xem như cả nhà loạn hết. Vì vậy, thường mẹ phải cố hít thở sâu và kiểm soát, duy trì ánh mắt bình tĩnh và cương quyết nếu muốn yêu cầu con dừng lại hay im lặng.

Đừng giải thích quá mức về quy tắc hoặc yêu cầu trẻ làm điều gì đó khi con đang gặp vấn đề về cảm xúc.

5. Khen khi con tiến bộ và giúp đỡ khi con chưa ngoan

Nên có thời gian im lặng trong 5 phút và sau đó nói chuyện khi cả hai người đều bình tĩnh lại.

Các cô mẫu giáo thường sẽ khen khi trẻ làm tốt, trẻ ngoan, điều này không chỉ khiến bản thân đứa trẻ đó phấn khích mà còn khiến những em khác trong lớp cũng sẽ làm theo vì muốn được khen ngợi. Điều này có thể áp dụng tốt trong gia đình có nhiều con.

Mặt khác vì con còn nhỏ nên có nhiều việc khiến con gặp khó khăn, thay vì cằn nhằn, la mắng con sẽ dễ khiến con bỏ cuộc vì nản, mẹ hãy bắт tay vào giúp đỡ con, sự quan tâm, dạy dỗ yêu thương của mẹ sẽ giúp con thấy thoải mái hơn.

6. Đừng căng thẳng, học và sửa chữa lỗi lầm là một quá trình

Đừng cằn nhằn quá nhiều, đây chỉ là một đứa trẻ và cần cho con thời gian để con học, nhớ và làm theo như một thói quen. Cần cho con thời gian đủ dài để con sửa được lỗi sai của mình.

Cha mẹ phải thấy rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và việc chấp nhận con người thật của con, bao gồm những tính xấu, hạn chế, khiếm khuyết sẽ giúp ích cho cha mẹ rất nhiều trong cách dạy con.

7. Hãy nhớ rằng: Vì là mẹ nên con tin tưởng và thỏa sức quậy pнá

Cựu giáo viên mầm non Grace Alcantara đưa ra một cách nhìn khác rằng trẻ em hay quậy pнá, không nghe lời mẹ mà nghe lời cô giáo vì đó là mẹ, con cảm thấy thoải mái, an toàn hơn so với cô giáo là người ngoài.

Ở với mẹ, con được là chính mình, vì con biết dù thế nào con cũng sẽ không bị mẹ ghét, mẹ phạϯ. Vì vậy nếu thương con, mẹ nhớ thể hiện tình thương cho đúng, đừng làm hư con.

Leave a Comment