Bố mẹ già chắt bóp gửi tiền cho con trai, đến khi thấy thông gia du lịch sang chảnh mới ngã ngửa biết mình dại

Thao Nguyen

CLH

Dưới đây là bài chia sẻ của nhân vật tên bà Hòa.

‏Tôi năm nay đã 60 tuổi, còn chồng tôi 63 tuổi, mặc dù cả hai đều đã về hưu nhưng chúng tôi chưa khi nào được an nhàn, hưởng thụ tuổi già đúng nghĩa.‏

‏Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 55, tôi vẫn xin làm thêm, ba năm sau khi cháu trai chào đời thì tôi lại quay sang giúp con trông cháu đến tận bây giờ. Chồng tôi cũng vậy, dù ông đã làm việc vất vả cả cuộc đời và muốn nghỉ hưu sớm để đi du lịch đó đây, nhưng tôi khuyên ông cố làm thêm vài năm nữa để tiết kiệm chút tiền giúp con trai trả trước khoản thế chấp, giúp chúng không bị áp lực tài chính. Vậy mà cuối cùng những gì chúng tôi nhận lại chỉ là nỗi thất vọng tràn trề.‏

Cả đời hết mình vì con trai

‏Tôi tin rằng tôi và chồng đã làm việc chăm chỉ để nuôi dạy con trai mình. Khi con không đỗ Đại học, chúng tôi không ngại chi thêm tiền để con được học và thi lại vào năm sau, thậm chí mời giáo viên nổi tiếng về dạy kèm.‏

photo-1691570816143

‏Sau khi con trai tôi tốt nghiệp đại học, anh ta làm việc trong một cơ quan công lập với mức lương khá và chế độ đãi ngộ tốt. Công việc của con trai chúng tôi đã ổn định, và chúng tôi bắt đầu lo lắng về việc cưới vợ cho con. Cô gái mà con trai tôi lựa chọn có điều kiện gia đình không quá tốt, cha cô là một công nhân nhà máy, mẹ thì đau ốm quanh năm chỉ có thể ở nhà.‏

‏Mặc dù hy vọng con trai mình có thể kết hôn với một người có điều kiện tốt hơn nhưng chúng tôi cũng đành chấp nhận vì đây là người con tôi rất yêu. Dù không hài lòng với cuộc hôn nhân này nhưng chúng tôi vẫn dốc hết số tiền tiết kiệm được để tổ chức đám cưới cho đôi trẻ.‏

‏Ban đầu chúng tôi định mua một căn hộ nhỏ có hai phòng ngủ và hai phòng khách làm phòng tân hôn cho đôi vợ chồng trẻ, để bớt áp lực tài chính. Nhưng nhà gái nhất quyết mua một căn hộ lớn có bốn phòng ngủ với ban công lớn ở trung tâm thành phố để làm nhà tân hôn. Và còn cả sính lễ đắt đỏ.‏

‏Vì lo cho đám cưới, trả tiền nhà mà chúng tôi không còn gì trong tay, phải vay mượn từ người thân và bạn bè. Để trả nợ, sau khi nghỉ hưu, tôi không dám nghỉ một ngày nào, làm việc cả ngày lẫn đêm để kiếm tiền.‏

Nhận lại câu trả lời đau lòng

‏Vào một ngày nọ, tôi tình cờ thấy bài đăng hiện lên trên điện thoại con dâu, trong ảnh là nhà thông gia đang đi nghỉ dưỡng ở biển, tay trong tay thật hạnh phúc. Vợ chồng tôi cũng muốn đi du lịch ngắm biển từ lâu nhưng nghĩ đến vé máy bay cả chục triệu, cộng thêm chi phí ăn ở, chúng tôi lại từ bỏ ý định để tiếp tục tiết kiệm tiền cho con trai trả nợ.‏

Nhưng sự thật đằng sau đó còn làm tôi ngỡ ngàng hơn, tôi phát hiện ra họ rất thường xuyên đi du lịch đó đây. Những tưởng sức khỏe bà thông gia yếu nên không thể giúp con chăm cháu, nhưng thì ra họ quá “bận rộn”.

‏Tôi có chút thắc mắc vì gia đình bên đó chỉ có ông thông gia là có lương hưu, nhưng cũng chỉ khoảng 3.000 NDT (hơn 9.8 triệu VNĐ), vậy làm thế nào mà họ có thể tiêu xài tiền như vậy? Rồi bất ngờ tôi nhìn thấy bức ảnh chụp sổ tiết kiệm của bố mẹ con dâu với con số lên tới 300.000 NDT (gần 1 tỷ VNĐ). Trong khi đó vợ chồng tôi làm việc quần quật, thu nhập khoảng 20.000 NDT mỗi tháng (hơn 65 triệu VNĐ), nhưng chúng tôi thậm chí không có 10.000 NDT để tiết kiệm. Tôi không khỏi nghi ngờ về nguồn gốc số tiền này nên đã hỏi thử con trai.‏

‏Con trai tôi nói thẳng với tôi rằng hơn một nửa số tiền đó là tiền hồi môn mà tôi gửi cho họ, số còn lại là chút lòng hiếu thảo của con dâu đối với cha mẹ. Con còn nói thêm, cuộc sống nhà vợ không hề dễ dàng, hoàn cảnh nhà họ khó khăn và đã cố gắng nuôi con gái ăn học đại học, đây chỉ là chút tiền chu cấp để bày tỏ lòng tôn trọng.‏

photo-1691570820416

‏Thật nực cười, tôi hỏi ngược lại con trai: “Ta và cha con cũng nuôi nấng con như vậy, nhưng sao chúng ta không nhận được gì? Lẽ nào mẹ và cha không xứng đáng được tôn trọng, báo hiếu hay sao?”‏

‏Nhận được câu trả lời của con trai, tôi không khỏi ngỡ ngàng: “Đó là vợ con, là người sẽ ở cạnh con cả đời, và bố mẹ vợ cũng là bố mẹ con. Chúng con nên có trách nhiệm với họ.”‏

‏Trong những năm qua, tôi và chồng luôn chăm chỉ làm việc, thậm chí có ngày làm thêm giờ. Khi chăm cháu, tôi thường đến nhà các con vào sáng sớm chuẩn bị đồ ăn, dọn dẹp và gần như làm mọi công việc nhà thay chúng.‏

photo-1691570821411

‏Cuối cùng tôi và chồng đã hiểu ra bất kỳ ai, kể cả cha mẹ hay con cái đều có cuộc sống của riêng mình và chúng tôi nên tập trung vào bản thân mình hơn, để có thể tận hưởng những năm tháng hạnh phúc cuối đời.‏

‏Rời khỏi nhà các con, với số tiền lương hưu của mình, vợ chồng tôi có thể đi tới bất cứ đâu, ngắm cảnh, du ngoạn. Và dường như chỉ khi bố mẹ rời đi, các con mới thực sự hiểu được tầm quan trọng của chúng tôi nên cũng thường xuyên gọi điện hỏi thăm và gửi quà cho chúng tôi. Cuộc đời như vậy là đủ trọn vẹn rồi!‏

Theo Sohu

Leave a Comment