4 câu chuyện đáng suy ngẫm khi dạy con: Con cái thường bước lên dấu chân cũ của bố mẹ

todattn

Đọc từng mẩu chuyện, các bậc cha mẹ có thể nghiền ngẫm về việc mình sống thế nào dạy con thế ấy, ngắn nhưng thâm sâu.

Hôm nay chúng ta không nói về những lý thuyết dông dài về việc dạy con a, b, c các kiểu. Đơn giản là các bậc phụ huynh chúng ta dành ra vài phút ngắn ngủi đọc những câu chuyện ngắn gọn ngẫm về việc dạy con để thư giãn rồi từ đó tự trong lòng có những cân nhắc thiệt hơn khi đối diện với con cái.

Câu chuyện 1

Có một câu chuyện trong ngụ ngôn Aesop “Kẻ trộm và mẹ hắn”, một tên trộm bị bắт và bị kết án ϯử hìпh, trước khi ᴄнếт, hắn xin từ biệt mẹ. Nhưng khi mẹ anh kề sáϯ tai, anh bất ngờ cắn vào tai mẹ như muốn đứt lìa.

Anh giận dữ nói rằng đây là một hình phạϯ dành cho mẹ, nếu lúc nhỏ mẹ chịu đáɴh đòn khi lần đầu tiên anh ta ăn trộm, thay vì nói “đừng để mọi người nhìn thấy”, thì bây giờ anh đã không ở nơi này.

Cảm nhận: Đừng chỉ quy kết hành vi của con với lý do trẻ còn nhỏ, hãy nghĩ đến việc trẻ cần sửa sai để không hư hỏng khi lớn lên. Một khi con mắc lỗi lần đầu cha mẹ cần sửa ngay cho con. Nuôi dạy con phải tự mình có quy tắc riêng, không cần người khác thấy hay không hoặc nói thế nào.

Câu chuyện số 2

Người cha có thói quen xấu, mỗi sáng phải uống một ly bia trước khi làm việc, sáng nào ông cũng lui tới một quán ở gần nhà. Vào một buổi sáng, người cha cũng như thường lệ, chào tạm biệt vợ con rồi đi thẳng đến quán định làm 1 cốc.

Đi được một đoạn khỏi cổng nhà thì cảm giác như có người phía sau đi theo, quay lại thì pнát hiện con trai 8 tuổi đang đi theo, còn hào hứng nói với cha: “Con đang bước theo dấu chân của cha nè”.

Chỉ câu nói ngây thơ của con lại khiến cho người cha nghĩ đến sự sâu xa hơn: “Hôm nay mình đi quán uống bia, con đi theo dấu chân, liệu có phải lớn lên con cũng đi uống mỗi ngày như mình?”. Vì con trai, ông quyết tâm bỏ thói quen xấu.

Qua câu chuyện ngắn về cha con này chúng ta có thể ngẫm ra được một điều: Con đường bạn đang đi rất có thể là con đường con bạn sẽ đi trong tương lai.

Câu chuyện số 3

Có 2 cặp cha con gặp người ăn xin trên đường, cách trả lời của từng người cha mang đến một suy nghĩ hoàn toàn khác cho mỗi đứa con.

Cặp cha con 1:

– Con: Bố ơi, ăn mày kìa.

– Bố: Nhìn xem, nếu con không học hành chăm chỉ, sau này con sẽ trở thành kẻ ăn xin như ông ấy.

Đứa nhỏ tâm trạng thấp thỏm bỏ đi.

Cặp cha con 2:

– Con: Bố ơi, ăn mày.

– Bố: Đúng, anh ấy rất nghèo, con phải làm việc chăm chỉ để giúp đỡ cuộc sống của những người khốn khổ như thế.

Đứa trẻ cảm thấy rất tự hào và tự tin bước đi.

Cảm nhận: Nhiều cha mẹ không thích nói lời xoa dịu mà thích dùng sự sợ hãi để kích thích con nhưng hiệu quả kém xa so với việc cho trẻ những gợi ý tâm lý tích cực. Trong nhiều trường hợp, những hạt giống ước mơ của một đứa trẻ là do cha mẹ gieo trồng.

Câu chuyện số 4

Một người cha đi làm, về đến nhà đã hơn 11 giờ đêm, cô con gái chạy ra xin 5 đô la. Cha tức giận quát: “Con nhỏ như vậy muốn xin tiền làm gì, con không biết kiếm tiền khó khăn lắm à?”.

Con gái vẫn nằng nặc đòi, người cha tức giận vẫn đưa cho con. Vừa được tiền, con gái chạy thẳng về phòng mặc kệ cha. Nhưng ngay sau đó con xuất hiện với con heo đất nói với cha: “Cộng với 5 đô lúc nãy cha đưa là con có 30 đô, cho con xin mua 1 tiếng để được cha chơi với con được không?”. Cô con gái buồn bã cúi đầu, chờ đợi câu trả lời của cha, nhưng lúc này cha đã khóc rồi.

Tính hết ra, thời gian cha mẹ thực sự có thể đồng hành cùng con cái là 10 năm. Những năm sau đó, đa phần con sẽ ở trường, ở ᴄôпg ty, thời gian ở bên cha mẹ cực kỳ ít. Câu chuyện về tình cảm gia đình này cho chúng ta thấy tiền bạc có thể kiếm lại nhưng thời gian dành cho con cái một khi mất đi sẽ không thể lấy lại được.

Leave a Comment