60% trẻ cho rằng bố mẹ không thương mình, 3 cách nói chuyện để con hiểu tấm lòng cha mẹ

todattn

Lý do chính trẻ cảm thấy cha mẹ không thương mình là do cách nói chuyện của cha mẹ có vấn đề, cứ thích la mắng, phê bình.

Một trường học đã làm cuộc khảo sát về việc hỏi trẻ “cha mẹ có yêu mình hay không”, kết quả là 60% trẻ cho rằng bố mẹ chưa thương mình đủ, hoặc không chắc bố mẹ có yêu mình hay không.

Vì sao trẻ nghĩ cha mẹ không thương mình?

Nguyên nhân chính là do cách giao tiếp giữa cha mẹ và con cái có vấn đề. Rõ ràng cha mẹ rất thương con nhưng mỗi khi trẻ bị la mắng, trẻ lại nghĩ cha mẹ không thương mình. Tâm lý trẻ rất đơn thuần, bị la, cha mẹ giận nghĩa là cha mẹ không thương nữa, ít thương con đi.

Ví dụ, mỗi ngày trẻ luôn bị khiển trách bởi những câu rất bình thường đối với cha mẹ: “Sao con không nghe lời”, “Sao con lề mề vậy”, “Sao con ngốc quá vậy”, “Sao con không làm được bài này”. Những lời này thực ra là do cha mẹ nói ra để dạy dỗ con, đôn đốc con, nhưng con là nghĩ cha mẹ đang phê phán mình, cha mẹ không thương con nữa.

Những cảm xúc buồn bã, mất mát, tiêu cực thường tồn tại lâu hơn những cảm xúc hạnh phúc. Vì vậy, đôi khi cha mẹ nên thực sự chú ý đến lời nói của chính mình. Đừng để những lời nói khiến con trẻ tổn thương và hoang mang về tình yêu cha mẹ dành cho mình.

3 cách nói chuyện để con cái biết cha mẹ thương mình

1. Giữ bình tĩnh khi nói chuyện với con

Hãy là một người cha người mẹ chín chắn, trưởng thành về mặt cảm xúc khi đối diện với con cái. Cha mẹ cần học cách thấu hiểu, chấp nhận những cảm xúc bốc đồng của trẻ nhỏ. Đứa trẻ chưa đủ nhận biết để kiểm soát hết cảm xúc của mình, do đó chính người lớn phải làm điều này.

Nếu đứa trẻ tức giận, làm sai, buồn bã hoặc đau khổ, hãy là người giúp trẻ xoa dịu, bình tĩnh lại chứ không phải “nổi điên” lên theo con, hãy cho trẻ biết cha mẹ hiểu con, muốn được hiểu con và cùng con giải quyết vấn đề. Cách xử lý này sẽ khiến trẻ cảm thấy bố mẹ quan tâm đến mình hơn, hiểu mình hơn.

2. Dạy dỗ bằng tình cảm, không mắng nhiếc

Khi trẻ cảm thấy cảm xúc của mình được người lớn chấp nhận, thấu hiểu, trẻ sẽ từ từ bình tĩnh lại. Ngược lại, nếu cha mẹ chỉ phê bình một cách mù quáng, không cho con được giải thích thì khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không hiểu mình, sinh ra tâm lý chán nản, phản kháng.

Lúc này cha mẹ cần dùng những lời nói chân thành, yêu thương tình cảm để nói chuyện với con. Dù là con làm sai thì cũng không nên dùng ngữ điệu gay gắt để chỉ trích. Hãy dùng những câu ngắn gọn, dễ hiểu nói cho con biết lý do vì sao cha mẹ tức giận, con đã sai ở chỗ nào. Hiểu cảm xúc của con đồng thời cho con biết cảm xúc của cha mẹ sẽ tốt cho sự giao tiếp, đồng thời trẻ hiểu được cha mẹ thương con.

3. Sử dụng thảo luận hợp lý để giải quyết vấn đề với trẻ

Sau khi cha mẹ con cái hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhau, hãy cùng nhau nói đến việc sửa chữa hay giải quyết vấn đề. Theo cách này, cha mẹ cần dạy con cách thương lượng và thỏa thuận để giải quyết sự việc, thay vì ngang bướng làm theo ý mình. Điều quan trọng không phải là cuối cùng ai thắng ai thua mà là lắng nghe ý kiến ​​của nhau và thấu hiểu tâm tư của nhau, điều này rất quan trọng.

Leave a Comment