3 nguyên tắc vàng trong việc giáo dục con cái “thành nhân, thành danh”, rất đáng học hỏi

todattn

Updated on:

Ngày nay, phương cách giáo dục, nuông chiều con cái từ bé đang được phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là đối với những gia đình có con một, tồn tại hiện tượng “tiểu hoàng đế” và “tiểu công chúa”, luôn coi mình là nhất, đứa trẻ trở nên ích kỷ và tư lợi, không biết quan tâm đến người khác. Văn hóa văn minh truyền thống dần bị mai một, truyền thống tôn trọng người già và yêu thương trẻ nhỏ đã không còn nữa.

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều thích nghe những điều tốt đẹp và dễ nghe, không muốn nghe những lời khiển trách, chỉ trích. Dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần (không tin vào sự tồn tại của Thần, Phật), người lớn chỉ nhìn vào lợi ích mà bỏ qua nguyên tắc sống, đạo nghĩa, về lâu dài sẽ lợi bất cập hại.

Dưới đây là gợi ý ba nguyên tắc giáo dục làm người, hữu ích cho sự trưởng thành của trẻ em, hữu ích đối với người lớn trong cách cư xử trong công việc và hữu ích đối với sự ổn định xã hội.

1. Lý tưởng và trái tim bao dung

Làm người phải có lý tưởng và học cách bao dung. Cái gọi là lý tưởng là trở thành người có ích cho xã hội và có tinh thần trách nhiệm. Khi còn trẻ thì hãy chăm chỉ học tập, nắm vững một số kỹ năng sống, làm người có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm.

Học tốt các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để tạo nền tảng vững chắc cho khả năng tự lực vươn lên trong xã hội. Đối với bạn học, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, chúng ta phải nhìn vào ưu điểm của họ, bao dung những khuyết điểm và thiếu sót của họ, chung sống hoà đồng với họ.

Đối với các thành viên trong gia đình, cần tôn trọng người già, yêu thương trẻ con, giúp đỡ lẫn nhau, quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Không có thước đo sao thành được vuông tròn.

Nếu bạn đảm nhận vị trí lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan bộ ngành chính phủ, đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp và các đơn vị khác, bạn cần căn cứ theo thẩm quyền, quyền hạn xem xét vấn đề một cách toàn diện, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm, điều động được tâm huyết của cấp phó lãnh đạo của các sở, ngành, hết lòng vì dân.

Nếu là cấp phó, thì phải có cái nhìn tổng thể, những vấn đề chủ yếu phải được hướng dẫn, trao đổi thêm, điều phối tốt mối quan hệ giữa các lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền. Làm việc có trách nhiệm nhưng không vượt quá quyền hạn và địa vị.

Nếu là một nhân viên bình thường thì phải chấp hành mệnh lệnh chỉ đạo của lãnh đạo nhưng phải phù hợp với quy phạm đạo đức và tuân thủ quy định pháp luật, chúng ta phải khắc phục khó khăn, nghiêm túc, hoàn thành đúng thời hạn nhiệm vụ được phân công.

Nếu mệnh lệnh của lãnh đạo không phù hợp với đạo đức luân lý và các quy định pháp luật thì kiến nghị lãnh đạo không thực hiện, còn với công việc không yêu cầu thời hạn hoàn thành thì kiến nghị lãnh đạo không trì hoãn việc thực hiện. Nếu chúng ta không thể hoàn thành nhiệm vụ thì phải giải thích lý do với lãnh đạo. Chúng ta cần làm việc trước sau vẹn toàn.

Nếu mọi người luôn nhớ đến ưu điểm của người khác mà bỏ qua việc người khác đối xử không tốt với mình, chắc chắn bạn sẽ là một người vui vẻ, bao dung và hạnh phúc.

2. Giữ vững tâm thái khi đối mặt với nghịch cảnh, thất bại

Không phải lúc nào cũng nuông chiều con cái, mà cần tùy theo tình huống thực tế như tâm sinh lý của chúng theo độ tuổi, công việc, học tập,.. để xác định xem yêu cầu của con cái/nhân viên có hợp lý hay không.

Ngay cả khi yêu cầu này hợp lý cũng cần phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi phụ huynh, mỗi đơn vị để quyết định xem có thể đáp ứng yêu cầu của con cái/nhân viên được hay không. Khi không thể đáp ứng yêu cầu của họ, bạn phải kiên nhẫn và khách quan giải thích lý do vì sao không mua hoặc không làm được, như vậy con cái/nhân viên mới thấu hiểu, tránh việc họ buồn bực hoặc đi sang hướng cực đoan mà gây ra chuyện không hay.

Đặc biệt là con cái, ta không nên cứ luôn nuông chiều chúng. Ở nhà thì có thể chiều chúng một chút, nhưng khi chúng ra ngoài xã hội, ai sẽ nhường nhịn và chiều chuộng chúng, bởi vậy, cha mẹ cần có lý trí và chính kiến của mình khi giáo dục con cái.

Ra ngoài xã hội một khi vỡ mộng không như mong muốn, chúng sẽ dễ dàng đi sang cực đoan, việc giáo dục như vậy là thất bại. Cần cho chúng hiểu rằng thế gian có người tốt và người xấu, có thiện và ác, có thành công và thất bại, và đạo lý cân bằng âm dương.

Thánh nhân nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”, không có gì luôn thuận buồm xuôi gió, khi gặp khó khăn thất bại chúng phải biết giải quyết mâu thuẫn một cách có lý trí và sáng suốt.

3. Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống

Bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ đều không nên kén chọn đồ ăn thức uống. Núi, sông, hồ, biển trong tự nhiên và bất kỳ loài cây cỏ, sinh vật hay động vật nào đều là sản vật quý giá mà Thần ban tặng cho cuộc sống của con người.

Chúng ta phải biết ơn ân huệ của Thần, biết yêu thương và bảo vệ các giống loài này. Cần sắp xếp nơi ăn, chốn ở hợp lý để đảm bảo sức khỏe tốt.

Ngày xưa, có một lão phu nhân có hai cô con gái, cả hai đều đã lập gia đình, gia đình con gái cả buôn bán ô, gia đình con gái thứ hai buôn bán giày vải. Lão phu nhân mỗi khi gặp ngày mưa thì lo những đôi giày vải của con gái thứ hai không bán được, gặp ngày nắng thì lo những chiếc ô của con gái cả không bán được, vì thế bà luôn có vẻ mặt u buồn lo âu.

Một hôm, một vị tú tài trên đường đi ngang qua thấy bà lão mặt mày ủ rũ, nên hỏi: “Bà ơi, bà có việc gì thế?”. Lão phu nhân bèn trải lòng câu chuyện trên. Vị tú tài nói: “Bà hãy thử đổi cách suy nghĩ lại xem, khi trời mưa con gái cả của bà bán được nhiều ô, còn khi trời nắng con gái thứ của bà bán được nhiều giày vải. Như thế chẳng phải bà mỗi ngày đều thấy vui vẻ đó sao”. Lão phu nhân nghĩ lại quả đúng là như vậy. Kỳ thật bà chỉ cần thay đổi quan niệm, lối tư duy là được.

Con người phải có lý tưởng sống, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, thì người khác sẽ đem đến cho bạn những điều tốt, có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ của bạn; Ngược lại, nếu bạn làm điều xấu, người khác sẽ đem đến cho bạn những điều xấu, điều này sẽ có ảnh hưởng xấu đến trường sinh học của bạn, và không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Leave a Comment