Người đến tuổi trung niên, càng “ít” 3 điều này càng tốt

todattn

Updated on:

Có một câu thế này: “Đời người là một quá trình, càng sống càng ít ỏi”. Khi còn trẻ có thể chúng ta sẽ thấy rất khó để hiểu được, nhưng khi trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, chúng ta sẽ cảm thấy câu nói này thật đúng.

Nhiều người khi còn trẻ đều cho là “nghé mới sinh không sợ hổ”, không biết kính sợ, nói và làm mọi việc chỉ dựa trên sở thích cá nhân, không muốn bị thua thiệt, luôn cảm thấy phải sống như vậy mới là chân thật, mới là cách sống tốt nhất. 

Người đến tuổi trung niên, càng "ít" những điều này càng tốt
Nhiều người khi còn trẻ đều cho là “nghé mới sinh không sợ hổ”. (Ảnh qua Kuaibao)

Cho đến khi chúng ta già đi một chút, trải nghiệm một số chuyện, nhìn thấu sự việc, mới hiểu rằng trong cuộc sống có rất nhiều chuyện không phải muốn làm gì thì làm, mà cần có “lý tính”. 

Khi chúng ta dần già đi sẽ hiểu rằng, chỉ có lựa chọn cách sống “ít” đi, mới khiến cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và yên ổn hơn. 

1. Người ít lời mới trí tuệ

“Họa từ miệng mà ra, nói nhiều ắt sẽ có sai sót”. Khi người ta nói nhiều, cho dù có cẩn thận thì cũng có lúc lỡ lời hay nói sai, có thể là ăn nói không khéo léo, hoặc gây tổn thương người khác, hoặc bị người có dã tâm lợi dụng, nói chung là chỉ đem lại cho bản thân những phiền phức không cần thiết. 

Những người thích nói nhiều, thường bị gọi là “lắm mồm”. Khi họ nói chuyện có biểu hiện lúc nào cũng sốt sắng nhiệt tình. Vì nói nhiều nên đôi lúc có thể “hãm không kịp” sẽ “động chạm” vào nỗi đau của người khác.

Ví dụ: Khi người khác vừa bị sếp phê bình, anh ta an ủi hồi lâu, nhưng cuối cùng lại buông một câu “bạn làm việc kém cỏi quá, sau này phải tập trung vào”.

Hoặc khi người khác thất tình, vẫn còn đang tổn thương, anh ta lại khuyên bảo xong, cuối cùng chốt hạ “Chẳng phải chỉ là thất tình thôi sao? Có gì ghê gớm đâu!”. 

Những lời lẽ như vậy chỉ tạo ra phản ứng tiêu cực, khiến tâm trạng người khác thêm tồi tệ.

“Tĩnh thủy thâm lưu”, càng tĩnh lặng càng trí tuệ, con người khi đến tuổi trung niên, nói chuyện phải “uốn lưỡi bảy lần”. Chỉ có như vậy mới khiến người khác tôn trọng chúng ta, nguyện ý giao lưu với chúng ta.

2. Người ít dục vọng mới yên ổn

Có một người đàn ông, vốn dĩ sự nghiệp rất thành công, gia đình hoàn mỹ, ai ai cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng vì có nhiều tiền, lại không cưỡng lại được cám dỗ bên ngoài nên anh ta dần dần đánh mất chính mình, đi yêu một cô gái khác. Đương nhiên cuối cùng việc này cũng bị người vợ phát hiện, kết cục là ly hôn.

Người ít dục vọng mới yên ổn
Người ít dục vọng mới yên ổn. (Ảnh qua Kenh14)

Những câu chuyện như vậy dường như có không ít trong cuộc sống thường nhật. Một người vốn dĩ có gia đình hạnh phúc, nhưng vì không kiềm chế được dục vọng mà rơi vào cảnh tan đàn xẻ nghé, đến lúc về già có lẽ cũng không có ai bên cạnh chăm sóc.

Có người nói, “đạt được” là một loại may mắn, nhưng “không đạt được” mới là chuyện thường tình của đời người. Quả thực, trên thế giới này, những thứ tốt đẹp rất nhiều, lúc nào cũng có thể mê hoặc chúng ta. Nhưng đằng sau những thứ đẹp đẽ, thường ẩn giấu một cái bẫy mà chúng ta không thể kháng cự lại.

Vì vậy, con người khi đến tuổi trung niên, càng phải giữ được trái tim thuần khiết, không ham muốn. Chỉ khi chúng ta biết buông bỏ những dục vọng không cần thiết, mới khiến cuộc sống thêm tự tại.

3. Ít ôm đồm việc mới thành công

Bây giờ có nhiều người vì muốn mang lại nhiều thu nhập cho mình, mà trong thời gian làm việc ở công ty lại lén lút làm việc riêng, ví dụ như bán hàng “online”. Kết quả là việc công ty làm chẳng ra đâu vào đâu, việc bán hàng “online” cũng không có gì khởi sắc, vừa tốn thời gian vừa tốn sức lực.

Ít ôm đồm việc mới thành công
Ít ôm đồm việc mới thành công. (Ảnh qua Topily)

Thực ra thời gian và sức lực của mỗi người đều có hạn, người ta có thể nỗ lực hết mình, chuyên tâm cho một công việc thì không thành vấn đề. Nhưng chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập mà làm nhiều việc, ảnh hưởng đến lịch trình của bản thân, vậy thì cuối cùng chúng ta chẳng làm tốt được việc gì cả.

Đặc biệt là khi đến tuổi trung niên, có gia đình, có trách nhiệm, chúng ta chỉ nên chuyên tâm làm một việc mà thôi. Vì giá trị của một người, không phải nằm ở chỗ họ có thể làm được bao nhiêu việc, mà là có thể làm tốt được bao nhiêu việc.

Vậy nên khi con người đến tuổi trung niên, nếu hiểu được ý nghĩa của việc làm “ít” đi, thì mỗi bước đi mới cảm thấy vững chắc tự tại. 

Leave a Comment