Bậc trượng phu ôm trí lớn mà không quên “tiểu tiết”

todattn

Có câu: Bậc trượng phu ôm trí lớn mà không quên tiểu tiết, từ xưa đến nay, có rất nhiều người vì “quên tiểu tiết” mà hỏng việc lớn, cũng có người vì một ý tưởng nhỏ mà trở thành vĩ nhân. Vậy nên, dù là tiểu tiết cũng không thể xem thường, đôi khi những điều tưởng chừng như “nhỏ nhặt” ấy lại có thể giúp chúng ta thành tựu đại sự.

Lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa ẩn chứa đầy những câu chuyện ý nghĩa về những hành động nhỏ, tưởng chừng như đơn giản nhưng kết quả lại mang đến những thay đổi lớn.

Hãy bắt đầu từ câu chuyện về một chàng trai trẻ háo hức muốn thành tựu đại nghiệp, nhưng lại xem nhẹ chính những việc nhỏ như dọn dẹp ngôi nhà của mình.

Quét nhà chưa xong, lấy gì quét thiên hạ?

“Hậu Hán thư” là một trong những tác phẩm lịch sử vĩ đại của Trung Hoa. Cuốn sách kể về lịch sử triều đại nhà Hán từ năm thứ 6 đến năm 189 SCN. Trong sách, có câu chuyện kể về một chàng trai trẻ cao ngạo tên là Trần Phồn.

Là người từ nhỏ đã ôm giữ chí lớn, chuyên tâm đọc sách khổ luyện với mong muốn làm được những việc đại sự. Tuy nhiên, những công việc vặt vãnh như lau chùi gian phòng của mình, anh lại không hề mảy may quan tâm.

Một ngày nọ, Tuyết Cần – bạn hữu của Trần Phồn ghé chơi. Vừa bước chân vào nhà của Trần Phồn, thấy căn nhà dơ bẩn bừa bộn, Tuyết Cần buông lời chê bai: “Chẳng lẽ anh chưa bao giờ lau chùi căn nhà của mình à?”

Trần Phồn nghe thế cười to nói: “Là người ôm giữ chí lớn, tôi sao phải cần lãng phí thời gian vào những việc tầm thường như quét dọn nhà chứ?”

Tuyết Cần nghe xong, trầm ngâm đáp: “Một người ngay cả dọn dẹp gian nhà của mình còn không làm được thì nghĩ gì đến chuyện quốc gia đại sự”, Trần Phồn nghe thế, chợt bừng tỉnh, hổ thẹn không nói nên lời.

Hành trình nghìn dặm bắt đầu từ những bước chân gian khổ

Lão Tử từng nói: “Cho dù là cây cổ thụ rộng lớn, thì cũng đều trưởng thành từ một nhành cây con bé nhỏ. Nhìn một ngôi chùa chín tầng khang trang lúc đặt móng cũng chỉ là một đống đất. Cuộc hành trình ngàn dặm khởi đầu cũng từ những bước chân”.

Trong cuốn sách “Vi học”, nhà văn Bành Đoan Thúc thời nhà Thanh đã kể lại câu chuyện về hai vị thiền sư, một người giàu có, một người nghèo khổ, sống ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Cả hai đều mong ước có thể thực hiện một chuyến hành hương, băng qua Biển Nam đi đến Ấn Độ để tỏ lòng thành kính với Đức Phật.

Một hôm, nhà sư giàu có nói với nhà sư nghèo: “Trong nhiều năm qua, ta đã cố gắng tích góp tiền của để thuê được một con thuyền vượt qua đại dương. Nhưng hiện tại số tiền chưa đủ, mong ước của ta vẫn chưa thành hiện thực. Còn anh phải dựa vào điều gì để thực hiện được chuyến đi này đây?”

Không ngờ rằng một năm sau đó, trong khi nhà sư giàu có vẫn chưa bắt đầu được cuộc hành trình của mình thì nhà sư nghèo khổ đã trở về từ chuyến hành hương. Hay tin ấy, nhà sư giàu vô cùng ngạc nhiên đã hỏi lý do?

Vị sư nghèo điềm nhiên trả lời: “Trong suốt cuộc hành trình, ta chỉ dựa vào một chai nước và một cái bát xin ăn để sống qua ngày. Nhưng không ngờ ước nguyện của ta cuối cùng cũng đã hoàn thành”.

Quả đúng là khởi đầu khó khăn bằng cách đi từng bước một. Không ngờ với lòng quyết tâm và ý chí kiên định của mình, vị sư nghèo đã hoàn thành được ước nguyện.

Còn vị sư giàu trong bao năm qua cố gắng thực hiện được ước vọng, nhưng chỉ vì sợ gian khổ mà cuối cùng cũng không thể thành công. Quả đúng là “tướng tại tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển,” suy nghĩ như thế nào thì kết quả sẽ là như thế ấy.

San lấp dãy núi rộng lớn bằng những hòn đá nhỏ

Trong Kinh văn Đạo giáo của Lão Tử có câu chuyện, kể về một cụ già tên là Vũ Công. Tuy đã 90 tuổi, nhưng bằng quyết tâm và nghị lực phi thường của mình, cụ đã san bằng được hai ngọn núi lớn.

Cụ già Vũ Công sống trong ngôi làng giáp hai ngọn núi phía Bắc sông Hoàng Hà. Hai ngọn núi hùng vĩ này dài hơn 1000km, cao đến mấy trăm mét. Do vậy, những người dân sinh sống ở đây đi lại rất khó khăn. Mỗi lần muốn lấy nước từ khúc sông phía dưới chân đồi, thì phải đi một đoạn đường vòng xa bao quanh hai ngọn núi.

Sau nhiều năm chứng kiến sự đi lại vất vả của người dân, Vũ Công suy tính giải pháp duy nhất chỉ có thể là san bằng hai ngọn núi này. Cụ rủ ba người con trai và các cháu trai của mình cùng lên núi phá đá, đào đất. Sau đó, họ vận chuyển đá và đất đến bờ biển Bột Hải.

Trực Sưu – người sống ở khúc quanh sông, thấy vậy đã cười nhạo. “Với nhân lực ít ỏi như vậy, làm sao cụ có thể hy vọng san bằng được hai ngọn núi này chứ?”

Vũ Công đáp: “Ngay cả khi ta qua đời, những đứa con trai của ta vẫn sẽ tiếp tục làm công việc này. Cháu trai rồi đến chắt của ta, dòng dõi gia đình ta sẽ tiếp nối nhau hoàn thành công việc cho đến khi thành công. Ta tin chắc rằng rồi sẽ có một ngày, ngọn núi này sẽ được san lấp”. Nghe những lời quyết tâm của cụ Vũ Công, Trực Sưu hổ thẹn không nói nên lời.

Mặc dù tuổi đã cao và sức lực có hạn, nhưng bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ và bền bỉ của mình, cụ Vũ Công không hề nản chí, quyết tâm thực hiện được mục tiêu cao cả của mình.

Niềm tin và sự quyết tâm của cụ đã làm cảm động trời cao. Thiên Đế đã phái các vị Thần hùng dũng cùng đến giúp ông dời núi. Từ đó, dân làng có thể đi lấy nước ở sông Hoàng Hà dễ dàng hơn.

Dục vọng nhỏ không kiềm chế dẫn đến kết cục bi thảm

Những thói quen và suy nghĩ nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng.

Nếu giữ thói quen tốt và ôm giữ những suy nghĩ tích cực thì sẽ luôn đạt được những thành công. Ngược lại, chỉ khởi một niệm nhỏ dục vọng mà không biết tiết chế bản thân, lâu dần để tham vọng trở nên lớn mạnh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Trong cuốn “Sử Ký”, tài liệu sử sách của quan Thái sử Tư Mã Thiên đầu triều đại nhà Hán, được viết vào năm 94 trước Công nguyên. Cuốn sách ghi lại lịch sử Trung Hoa trong hơn 2500 năm từ thời đại trị vì của các vị Hoàng Đế xưa cho tới thời của ông. Trong sách có chương kể về vua Trụ, vị vua cuối cùng của nhà Thương (vào khoảng năm 1556–1046 trước Công nguyên). Vì khởi một niệm tham vọng nhỏ mà dẫn đến cảnh nước mất thân tàn.

Chuyện bắt đầu từ khi vua Trụ được tặng một cặp đũa sang trọng bằng ngà voi, từ đó ông ta suốt ngày chỉ mải mê nhìn ngắm nó.

Thấy vậy, cố vấn Tề Tử của ông thở dài, lo ngại nói: “Nhà vua càng quan tâm đến đôi đũa này, sẽ bắt đầu lại vọng tưởng đến những thứ xa hoa khác, như nên để đôi đũa chung với bát làm bằng sừng tê giác hay chén làm bằng bạch ngọc”.

“Rồi lại nghĩ với món đồ tốt như vậy, chỉ thích hợp dùng với sơn hào hải vị. Lâu dần quen ăn đồ ăn ngon, ông ấy sẽ lại sinh tâm tham vọng đến những chiếc áo choàng lụa đắt tiền và những cung điện nguy nga.

“Dần dà những thứ xa hoa trong nước, ông ấy cũng sẽ cảm thấy không đủ; sẽ lại ao ước có những món đồ quý hiếm từ các nước khác. Nhìn cách ông ấy quý đôi đũa như thế này, tôi có thể mường tượng được tương lai sẽ ra sao. Đây quả thật là điều đáng lo ngại.”

Dự đoán của Tề Tử quả thực không sai. Tham vọng của vua Trụ ngày càng lớn mạnh. Ông ta bắt đầu bỏ bê việc triều chính và sa ngã vào cuộc sống xa hoa. Từ việc áp thuế nặng người dân để xây dựng những dinh thự sang trọng, với những bữa tiệc rượu chè thâu đêm. Ông dần đánh mất lòng tín nhiệm của quần thần và sự ủng hộ của người dân. Kết quả, dẫn đến việc nhà Thương bị lật đổ.

Thay vì biết kiềm chế ham muốn của mình khi chúng chưa quá lớn, thì vua Trụ lại để chúng càng ngày càng phóng đại. Những vọng tưởng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó đã trở thành một thảm họa lớn, để rồi đến cuối cùng cái trả phải trả là cả vương quốc và mạng sống của mình.

Câu chuyện của vua Trụ đã để lại một bài học răn đe vô cùng sâu sắc: Một người khôn ngoan nên biết kịp thời nhận ra sai lầm của mình, và sửa chữa ngay những thiếu sót khi vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng.

Leave a Comment