10 hành vi “đạo đức giả” cha mẹ hay nói với con nhưng chính họ lại không nhận ra

todattn

Updated on:

Cha mẹ lúc nào cũng mong con cái mình có được những điều tốt nhất, nhưng đôi khi lại vô tình làm tổn thương bằng tình yêu và sự bảo vệ quá mức.

Mặc dù những hành động của cha mẹ đều có ý tốt cho con cái, nhưng họ không biết rằng điều đó lại khiến trẻ cảm thấy bối rối, thậm chí là ghét cha mẹ của mình. Sau đây là một số tình huống khó hiểu khi người lớn hành động như những người “đạo đức giả” với con mình, nhưng họ lại không nhận ra điều đấy.

1. Con cái không thể nói dối với cha mẹ, nhưng cha mẹ thì có thể

10 hành vi ''đạo đức giả'' cha mẹ hay nói với con cái nhưng không nhận ra - 1

Cha mẹ luôn dạy con cái là phải trung thực, chấp nhận hậu quả bản thân mình gây ra. Nhưng đôi khi họ lại tự phá vỡ đi nguyên tắc này, vô tư nói dối một cách trắng trợn, che giấu thông tin đúng vì nhiều lý do.

2. Con cái phải tự ngủ riêng nhưng cha mẹ lại ngủ chung

Cha mẹ có thể tin rằng việc ngủ chung sẽ khiến con cái ỷ lại, mất đi tính tự lập. Nhưng câu hỏi là “Tại sao người lớn lại ngủ chung phòng mà trẻ con lại phải ngủ một mình?”. Một số nhà tâm lý học cho rằng việc cha mẹ giúp ru ngủ con mình sẽ tạo ra mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ và cải thiện sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ.

3. Cha mẹ có thể ăn bất cứ khi nào mình thích còn con cái thì không

Mặc dù ăn uống lành mạnh là quan trọng, tất cả chúng ta vẫn có sở thích riêng của mình. Đôi khi cha mẹ có thể bỏ bữa nếu họ không đói, hay có thể ăn vặt tùy ý, nhưng trẻ em thì lại luôn phải tuân theo các quy tắc của cha mẹ.

4. Cha mẹ có thể dành hàng giờ dùng điện thoại nhưng con cái thì không

Trung bình mọi người dành hơn 3 tiếng mỗi này để sử dụng các thiết bị di động, chưa kể đến việc xem tivi, laptop. Trong khi cha mẹ lại một mực nói rằng trẻ con thì không nên sử dụng điện thoại quá nhiều, nhưng bản thân họ lại sử dụng một cách vô tội vạ.

5. Mặc đồ quá mức cần thiết cho con cái nhưng cha mẹ lại thoải mái với chính mình

Không ít cha mẹ cho trẻ mặc đồ bất chấp thời tiết, họ không thực sự để tâm đến con mình sẽ cảm thấy như thế nào và thường đưa ra những giả định dựa trên sự phỏng đoán của mình.

6. Con cái nên chia sẻ với cha mẹ, nhưng cha mẹ lại không làm điều ngược lại

Cha mẹ thường dạy con chia sẻ đồ chơi, thỏa hiệp và đưa ra một số tình huống có thể gây khó chịu cho chúng. Nhưng người lớn lại không sẵn sàng hy sinh sự thoải mái của chính họ cho con mình. Trẻ em là những cá thể riêng biệt có nhu cầu và ý kiến ​​riêng, vì vậy việc thiết lập ranh giới lành mạnh và xem xét ý kiến ​​của chúng là rất quan trọng.

7. Con cái phải làm theo yêu cầu của cha mẹ ngay lập tức, còn cha mẹ thì không

Cha mẹ mong đợi con cái thực hiện mệnh lệnh của mình ngay lập tức, bất kể đứa trẻ đang làm gì trước đó. Họ thường qua ý kiến ​​của trẻ và nghĩ điều đó chẳng quan trọng.

8. Cha mẹ không quan tâm tới cảm xúc của con cái nhưng lại bắt con cái để ý đến cảm xúc của mình

Trẻ em có thể khó nhận ra và quản lý cảm xúc của mình, công việc của cha mẹ là giúp con mình điều chỉnh cảm xúc. Đôi lúc họ cũng không quan tâm đến cảm xúc của con mình có thích hay ghét cái này không, nhưng lại phàn nàn con cái không chịu hiểu cho cha mẹ.

9. Con cái luôn được cha mẹ khuyên phải cố gắng hết sức, nhưng bản thân họ lại không làm thế

Cha mẹ muốn con mình thành công trong cuộc sống, hối thúc chúng học tập và thử những điều mới. Và khi đứa trẻ chán nản hoặc không có động lực, cha mẹ đưa ra lý do tại sao chúng cần kiến ​​thức này trong cuộc sống. Nhưng cha mẹ thường mâu thuẫn với chính mình, không làm gương cho con cái và làm ngược lại với những gì họ đã nói.

10. Con cái được khuyên không nên sợ hãi bất cứ điều gì nhưng cha mẹ lại sợ dư luận đàm tiếu

Cha mẹ thường khuyến khích con cái làm thử những gì mà chúng cảm thấy sợ hãi. Mặc dù có ý tốt là khuyến khích con cái dũng cảm, nhưng đôi khi cha mẹ lại kỳ vọng quá nhiều mà không giải thích cho chúng hiểu hoặc cho chúng thấy một tình huống tương tự xảy ra với chính cha mẹ mình.

Leave a Comment