Cổ nhân dạy: Bậc thượng thiện như nước, lợi cho vạn vật mà không tranh giành hơn thua

todattn

Lão Tử có câu: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu luyện để sống lâu và gần với Đạo.

Lão Tử, là người thôn Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ, nước Sở. Ngài họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, làm quản thủ thư viện nhà Chu.

Tác phẩm của Lão Tử, cuốn “Đạo Đức Kinh”, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc, cũng là một trong những cuốn sách được dịch nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, có ảnh hưởng lớn đến phương Tây, triết học biện chứng phương Tây cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Lão Tử.

Tất nhiên, những gì Lão Tử đang nói đến không phải là triết học, đây là kiệt tác được cho là của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu luyện để sống lâu và gần với Đạo.

“Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, nguyên là câu nói được bắt nguồn từ chương thứ 8 cuốn “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử, tức là ý nói nước là thiện nhất, là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà lại không tranh không giành, cảnh giới tối cao của việc hành thiện chính là đối nhân xử thế giống như nước đối với vạn vật. Nước nuôi dưỡng vạn vật nhưng nước lại không tranh giành danh lợi với bất kỳ ai.

“Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ố cố ki ư đạo. Cư thiện địa, tâm thiện uyên, dữ thiện nhân, ngôn thiện tín, chánh thiện trị, sự thiện năng, động thiện thì. Phù duy bất tranh, cố vô vưu”.

Ông cho rằng: “Cảnh giới cao nhất của thiện chính là nằm ở chỗ giống như nước, nước đem lại lợi ích cho vạn vật mà không tranh giành với vạn vật, có thể ở những chỗ mà mọi người không thích nhất, cho nên nước gần với Đạo”..

Làm người phải giống như nước, khéo lựa chọn chỗ khiêm nhường, nhiệt tình giúp đỡ, , không kiêu ngạo, tự cao tự đại, lòng thì khéo giữ cho trầm tĩnh mà sâu sắc, cư xử với người thì chân thành, nói thì phải giữ lời, làm việc thì có hiệu quả, hành động thì hợp thời cơ. Không tranh giành với ai, không ôm giữ oán hận và tâm tật đố, làm việc gì trước tiên cũng nghĩ cho người khác, nên họ sẽ gặp rắc rối, và cũng không có kẻ thù. Cuộc sống cứ thế mà vui vẻ, an nhiên, tự tại.

Cũng ví như biển lớn có thể dung nạp được trăm sông chính là vì biển chọn cho mình chỗ thấp để ở, có thể bao dung trăm sông không phân biệt sông đục sông trong. Nước không chỗ nào không chảy đến, cũng như vạn vật đều nhờ có nước. Nước cũng không từ chối trách nhiệm, đem mình hiến dâng cho tự nhiên mà không đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào. Cũng như Đại đạo rộng lớn duy trì vạn sự vạn vật trong vũ trụ này cũng lại như vậy.

Bậc thánh nhân có thể vì người mà quên mình, sống vô tư vô ngã, chân thành giúp đỡ, cống hiến bảo vệ lẽ phải và công lý, cho đi mà không cần nhận lại, do đó mà tấm lòng sẽ trở nên bao la rộng lớn như biển cả.

Lão Tử cũng có viết: “Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”, tức cứng cỏi thì thua, mềm mại mới thắng. Nước rất yếu mềm, nhu hòa, không mạnh mẽ, nhưng tính bền bỉ lại khiến nước có thể làm mòn đá bởi dòng chảy của mình. Đá có mạnh đến đâu cũng sẽ bị nước mềm yếu chinh phục. Vì thế Lão Tử nhận định: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.

Nên cũng nói, một người nếu có thể hành theo “Đạo của nước”, có thể bao dung, vị tha như nước, khiêm nhường, nhu mì, nhẫn nại như nước, không tranh giành hơn thua với người khác, biết cách đối nhân xử thế, mềm mại, nhu hòa như nước, thì họ quả là những người dồi dào phúc khí, trong cuộc sống sẽ gặp nhiều may mắn.

Leave a Comment