4 kiểu bố “ᴆộc ʜại” ảɴʜ hưởng xấu đến sự ɴɢнιệρ con cái mai sau

todattn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa cha và con trong gia đình có một sức mạnh mạnh mẽ và tác động cơ bản đến mối quan hệ giữa trẻ với người khác khi lớn lên, do đó ảnh hưởng một phần đến sự nghiệp của trẻ.

1. Ông bố lúc nóng lúc lạnh

Cách yêu thương con lúc gần lúc xa, lúc quan tâm, lúc hờ hững của bố cũng có ảnh hưởng xấu đến con cái. Nếu mối quan hệ tình cảm của đứa trẻ và bố luôn trong tình trạng lúc mặn lúc nhạt trước khi 10 tuổi, thì về cơ bản có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của đứa trẻ.
Sự ổn định của bố cho phép trẻ tự tin bước ra thế giới bên ngoài, cảm thấy an toàn hơn khi mở rộng thêm các mối quan hệ mới. Ngược lại, nếu bố cho chúng cảm giác thiếu an toàn, lớn lên con sẽ có thói quen đề phòng người khác, không sẵn lòng hòa nhập, chia sẻ, dẫn đến dễ bị ghét, xa lánh ở chỗ làm.

Khi những đứa trẻ như vậy lớn lên, chúng thường bi quan và yếm thế, thích nhìn mọi thứ theo cách tiêu cực, ngăn cản sự thăng tiến và thành công của con trong tương lai.

2. Người bố tránh né

Có một kiểu bố không giỏi thể hiện cảm xúc của mình, ông ấy hiếm khi tiếp xúc và giao tiếp tình cảm với con cái, hầu như không có những hành động chăm sóc, yêu thương con cái. Không thể nói rằng những người bố như vậy không yêu thương con cái của họ, chỉ là không thể hiện tình yêu thương.

Do đó, trẻ em từ nhỏ quen với sự cô lập, một mình đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống, ít khi chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác. Khi có cảm xúc tiêu cực, họ thích ở một mình và hiếm khi nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình.
Đối với sự nghiệp, trong công việc con sẽ thích giữ khoảng cách với đồng nghiệp, hạn chế tiếp xúc, chia sẻ, do đó đôi khi rơi vào thế bị cô lập, khó làm việc nhóm. Những đứa trẻ ít được trò chuyện với bố lớn lên đôi khi gặp khó khăn trong giao tiếp, khó có thể làm lĩnh vực dịch vụ, khách hàng.

3. Người bố yếu tâm lý, chán nản, trầm cảm

Bố chính là trụ cột tinh thần cho các con, nhưng nếu bố là người dễ xúc động, suy sụp tinh thần thì sẽ khiến con cũng dễ gặp các vấn đề tâm lý. Nhất là những ông bố hay vì chuyện bên ngoài mà trút giận lên con cái, khiến con cảm thấy bản thân mình gây ra lỗi, cảm thấy sợ hãi, hoang mang.

Mặt khác những ông bố luôn phô bày sự thất vọng đối với con cái, không biết khen ngợi, động viên, chỉ chăm chăm vào khuyết điểm của con sẽ khiến con càng cảm thấy tự ti, cố gắng làm mọi thứ để lấy lòng bố.

Nịnh ngọt đôi khi có lợi cho sự nghiệp nhưng không phải là tất cả. Việc con lớn lên luôn sợ hãi người khác không chú ý tới mình, sợ làm sai, sợ không được công nhận sẽ khiến con không thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Suốt ngày đi làm chỉ chăm chăm làm vừa lòng người khác, bản thân mệt mỏi cũng cắn răng chịu đựng.

4. Bố quan tâm

Những đứa con sẽ được nhận đầy đủ sự quan tâm và giúp đỡ của bố về mặt tinh thần và thể chất. Con có được cảm giác an toàn, tâm lý vững vàng mà lớn lên. Điều này đặt nền tảng tốt cho tương lai của trẻ, giúp con phát triển tốt về nhân cách và các mối quan hệ xã hội.

Những đứa trẻ được bố quan tâm thường rất tự tin, khả năng làm việc tốt, tinh thần lạc quan, nhạy bén. Đây cũng là những đứa trẻ rất dễ thành công trong sự nghiệp sau này.

Kỹ năng giao tiếp và tinh thần mạo hiểm, đồng cảm, tin tưởng vào đồng nghiệp đi cùng sự tự tin sẽ giúp con sớm ngày thăng chức, được sự tin tưởng từ cấp trên và đồng nghiệp. Chỉ cần có tâm lý vững và tinh thần khỏe mạnh, thành công sự nghiệp con nắm chắc trong tay.

Leave a Comment