Đừng vội trách con càng lớn càng xa cách: 3 điều quyết định con muốn lớn lên cùng bố hay mẹ

todattn

Con muốn lớn lên cùng bố hay mẹ sẽ do 3 điều dưới đây quyết định. Cha mẹ phải ghi nhớ và thực hiện, sau này có muốn làm cũng đã quá muộn.

Ngày nay rất nhiều ông bố bà mẹ vì quá bận rộn với công việc nên sẽ gửi con cho ông bà chăm. Vì vậy mà bố mẹ ít có thời gian gặp mặt con cái. Thậm chí cả ngày cũng không được nhìn mặt con, khi trở về nhà thì các con đã say ngủ. Điều đáng buồn là đôi khi có cả những ông bố còn chẳng nhớ nổi năm nay con vào lớp mấy. Cha mẹ thì chẳng mảy may để ý vì nghĩ rằng hy sinh thời gian dành cho con là vì kiếm tiền, lo cho con cái một cuộc sống đủ đầy hơn. Nhưng hóa ra, những điều mà một đứa trẻ nghĩ thì không phải vậy.

Cha mẹ ngày càng thờ ơ và ít gần gũi với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy rằng bố mẹ không yêu mình. Trong mắt đứa trẻ, những điều mà bé cần đơn giản chỉ là sự đồng hành của bố mẹ. Bố mẹ thì lại nghĩ cho con chiếc điện thoại hoặc cho con xem ti vi mỗi ngày là một cách giúp trẻ không cảm thấy cô đơn. Nhưng điều này hoàn toàn không thể thay thế được vai trò của bố mẹ trong quá trình phát triển của trẻ. Việc con lớn lên cùng ai còn phụ thuộc rất lớn vào cái cách bố mẹ đối xử với con cái. Dưới đây chính là 3 điều quyết định điều đó.

1. Luôn khích lệ và khen ngợi trẻ

Trẻ em luôn cần khích lệ và khen ngợi, đặc biệt là lời ngợi khen từ chính cha mẹ. Một đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích, không được công nhận, thường có cảm giác tự tị. Loại cảm xúc này thường được khuếch đại ở tuổi trưởng thành. Trẻ luôn ép bản thân phải gồng mình làm thật tốt để được cha mẹ công nhận.

Ngược lại, một đứa trẻ được cha mẹ công nhận sự nỗ lực và cố gắng, thường xuyên được cha mẹ khích lệ và khen ngợi từ nhỏ sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển tinh thần của trẻ. Do đó, cha mẹ phải biết khích lệ và khen ngợi con đúng lúc, đúng cách. Tránh những kiểu khen 1, 2 câu cho có. Để quyết định trẻ lớn lên cùng bố mẹ hay ai khác thì việc khuyến khích và khen ngợi trẻ kịp thời là rất quan trọng.

2. Cho trẻ cảm giác an toàn

Cảm giác an toàn không chỉ đến từ tinh thần, mà còn từ vật chất. Thực tế, khi con đã biết về giá trị của tiền bạc, cha mẹ nên cho con tiền để tiêu vặt, giúp trẻ phát kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và kiếm tiền. Từ đó, cha mẹ có thể giúp trẻ nuôi dưỡng sở thích của bé. Tiêu tiền vào những thứ trẻ thích sẽ làm tăng nhu cầu sẻ chia giữa trẻ và cha mẹ.

Khi đó, trẻ sẽ nói với bố mẹ những gì mà bé yêu thích, các bé sẽ sẵn sàng chia sẻ với gia đình về cách mà con sẽ làm để theo đuổi sở thích của mình. Bằng cách đó, trẻ sẽ được có cảm giác được ủng hộ từ phía gia đình, song song đó còn là sự bảo đảm về thể chất, an toàn về tâm lý. Từ đó thúc đẩy sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong gia đình.

3. Giao tiếp với trẻ một cách bình đẳng

Thái độ giao tiếp của cha mẹ là 1 trong 3 điều quyết định con lớn lên cùng ai. Nhiều cha mẹ thường giao tiếp với trẻ với tư cách là người có thẩm quyền. Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ, cha mẹ thường hay có giọng điệu ra lệnh, to tiếng với trẻ. Tuy nhiên, điều này thực sự không cần thiết, nó chỉ khiến trẻ cảm thấy áp lực khi phải đối mặt. Trẻ sinh ra tâm lý sợ hãi, xa lánh, ảnh hưởng đến mối quan hệ với cha mẹ.

Cha mẹ cần thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng thái độ bình đẳng, học hỏi lẫn nhau. Đừng nghĩ rằng trẻ con thực sự không hiểu gì cả. Nói 1 lần, 2 lần trẻ có thể không hiểu, vì vậy rất cần cha mẹ giải thích nhiều hơn cho bé nghe. Cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện và tương tác với trẻ nhiều hơn. Cha mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, trao đổi quan điểm sống, tâm lý đối với trẻ, thậm chí là kể cho bé nghe một số bí mật nhỏ. Những điều đó cũng khiến cho cuộc sống của sống của bố mẹ và con cái trở nên nhiều màu sắc hơn, tăng sự hiểu biết về nhau và tin tưởng lẫn nhau hơn. 

Leave a Comment