Webdaycon
  • Corrections Policy
  • Ethics Policy
  • Fact Checking Policy
Wednesday, June 7
  • Login
  • Tin Tức 24h
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • PHẬT TẠI TÂM
  • Phu Nu
  • Tin hay
No Result
View All Result
  • Tin Tức 24h
  • Câu chuyện
  • Tin tức
  • PHẬT TẠI TÂM
  • Phu Nu
  • Tin hay
No Result
View All Result
Webdaycon
No Result
View All Result

5 hành vi tiêu cực của bố mẹ khiến con trở nên tự ti, yếu đuối và dễ bị bắt nạt

by admin
October 28, 2021
in Tin Tức 24h
0
0
SHARES
536
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Một trong những lý do khiến cho đứa trẻ trở nên tự ti, yếu đuối và dễ trở thành nạn nhân bị bắt nạt cũng chính vì chúng mất đi cảm giác an toàn mà đáng ra chúng cần phải nhận được từ gia đình, từ bố mẹ.

Trong xã hội hiện nay, nạn bắt nạt, bạo lực học đường ngày càng gia tăng vì rất nhiều nguyên nhân. Điều khiến cho các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm là vì sao nhiều học sinh ngoan lại trở thành đối tượng bị bắt nạt? Và khi bị bắt nạt, tại sao gần như các nạn nhân này chỉ dám âm thầm chịu đựng mà không dám phản kháng hoặc tìm đến sự giúp đỡ của người lớn?

Một trong những lý do khiến cho đứa trẻ trở nên tự ti, yếu đuối và dễ trở thành nạn nhân bị bắt nạt cũng chính vì chúng mất đi cảm giác an toàn mà đáng ra chúng cần phải nhận được từ gia đình, từ bố mẹ. Nói cách khác, trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ đã vô tình tạo cho con cảm giác bất an. Dần dà cảm giác thiếu sự an toàn đè nén trong lòng sẽ tạo nên một đứa trẻ yếu đuối và luôn sợ hãi.

Đứa trẻ yếu đuối, bị bắt nạt vì thiếu cảm giác an toàn, 5 hành vi này là nguyên nhân hủy hoại con, bố mẹ cần tránh tuyệt đối - Ảnh 1.

Ngay cả khi đứa trẻ bị bắt nạt, chúng sẽ không dám phản kháng hoặc tố cáo với bố mẹ, thầy cô. Cảm giác bất an khiến cho đứa trẻ lo lắng rằng chẳng ai chịu giúp đỡ chúng, hoặc không tin chúng, khiến chúng càng sợ hãi kẻ ăn hiếp sẽ ra tay mạnh bạo hơn.

Có thể nói rằng, cảm giác an toàn sẽ quyết định rất lớn đối với tương lai của đứa trẻ. Nếu bố mẹ thường xuyên có những hành vi tiêu cực này trong cuộc sống thì hãy suy nghĩ lại và chấn chỉnh càng sớm càng tốt để giúp cho con mình có thể phát triển khỏe mạnh, tự tin hơn, việc hình thành nhân cách sau này cũng sẽ vượt trội hơn.

1. Đe dọa tinh thần con

“Không được khóc nữa. Nếu không mẹ sẽ không yêu con nữa đấy nhé!”

“Không ăn hết bát cơm này thì đừng trách sao bố mẹ cho mày ra đường!”

“Học hành kiểu đó thì chỉ có đi hốt rác thôi con ạ!”

Chắc hẳn không ít phụ huynh đã từng vài lần dùng những câu chữ này để đe dọa con mình rồi phải không? Sự đe dọa tinh thần từ lời nói mang đến tổn thương mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng tượng. Khi đứa trẻ suốt ngày sống trong sự đe nẹt, mắng chửi của bố mẹ, chúng sẽ không còn sự tự tin nữa. Bất kể làm điều gì trẻ cũng sợ sai, sợ bị trách mắng, sợ làm không đủ tốt… cuối cùng trở thành một đứa bé tự ti và rụt rè, không có chính kiến.Đứa trẻ yếu đuối, bị bắt nạt vì thiếu cảm giác an toàn, 5 hành vi này là nguyên nhân hủy hoại con, bố mẹ cần tránh tuyệt đối - Ảnh 2.

2. Cãi nhau trước mặt con

Gia đình là “cái nôi” để hình thành nên nhân cách của một đứa trẻ. Nếu bố mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí là ẩu đả ngay trước mặt trẻ sẽ khiến cho chúng không còn cảm giác an toàn ngay tại chính tổ ấm của mình nữa.

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy hầu hết rất nhạy cảm, có lòng tự trọng thấp, một số còn có xu hướng bạo lực, thu mình và rất thờ ơ với xã hội.

3. Không đặt mình vào vị trí của con

Trong gia đình, chỉ có người lớn nói là đúng, tất cả mọi việc đều phải xoay quanh quy định và luật lệ của người lớn, mặc kệ đứa trẻ có nhu cầu thế nào hay mong muốn ra sao. Áp lực ” phải ngoan ngoãn” vô tình đã hủy hoại lòng tự trọng và giá trị của đứa trẻ. Ảnh hưởng của tâm lý này sẽ vô cùng nghiêm trọng một khi đứa trẻ này lớn lên. Chúng có thể tự đánh mất bản thân mình chỉ để tìm kiếm sự công nhận và yêu thương của những người xung quanh.Đứa trẻ yếu đuối, bị bắt nạt vì thiếu cảm giác an toàn, 5 hành vi này là nguyên nhân hủy hoại con, bố mẹ cần tránh tuyệt đối - Ảnh 3.

4. Tâm lý của phụ huynh không ổn định

Thái độ ôn hòa, ổn định, tự tin và thoải mái của phụ huynh sẽ tạo nên một đứa trẻ tích cực, vui vẻ, tự tin. Bản thân bố mẹ hay quát mắng, dễ nổi giận, thích than thở hoặc hay so sánh mù quáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đối với sự việc và cuộc sống.

5. Chiều chuộng con quá mức

Việc bỏ mặc con hoặc quan tâm, bảo bọc con quá mức cũng đều mang đến tác động xấu cho đứa trẻ. Nhiều phụ huynh mang tâm lý sợ con khổ, sợ con chưa đủ chín chắn, chưa đủ kinh nghiệm nên luôn có hành động chăm sóc quá mức.

Thực tế việc thương con, chăm lo chu toàn cho con là không sai, nhưng nếu việc chăm sóc này trở nên thái quá, bố mẹ sẽ tước đi cơ hội để con mình được học hỏi, va chạm với thực tế. Cũng vì điều này càng khiến cho đứa trẻ trở nên rụt rè, sợ hãi khi bước ra môi trường xã hội hoặc dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn.

Trẻ em thiếu kinh nghiệm xử lý cảm xúc khi thất vọng, né tránh khó khăn sẽ dễ xúc động, tâm lý không ổn định và thiếu cảm giác an toàn, những đứa trẻ này sẽ khó để đạt được thành công trong tương lai.

Previous Post

5 việc bố gắn bó càng lâu, tuổi thơ của con càng nhiều màu sắc, trưởng thành có nền tảng

Next Post

4 vấn đề nghiêm trọng mà trẻ sẽ mắc phải khi lớn lên trong tiếng la hét thậm tệ của cha mẹ

admin

admin

Next Post
4 vấn đề nghiêm trọng mà trẻ sẽ mắc phải khi lớn lên trong tiếng la hét thậm tệ của cha mẹ

4 vấn đề nghiêm trọng mà trẻ sẽ mắc phải khi lớn lên trong tiếng la hét thậm tệ của cha mẹ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Browse by Category

  • Câu chuyện
  • Châm Ngôn Sống
  • Chân Lý Hay
  • CLH
  • Cuộc Sống Xa Quê
  • Ngam – tcds.info
  • None IA
  • PHẬT TẠI TÂM
  • Phu Nu
  • SNCS
  • Tin hay
  • Tin mới
  • Tin tức
  • Tin Tức 24h
  • TVCS
  • Uncategorized
  • YGD
  • Home
  • Corrections Policy
  • Ethics Policy
  • Fact Checking Policy
Call us: 0389974459 Cuocsong365

© 2022 - Premium WordPress news & magazine theme

No Result
View All Result

© 2022 - Premium WordPress news & magazine theme

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In