Hồi chuông cảnh báo: Sau 20 năm nữa, 3 kiểu trẻ nhỏ này sẽ bị xã hội đào thải, chối từ

todattn

Updated on:

Không phải điều tốt nhất cha mẹ dành cho con cái sẽ phù hợp với con, đừng biến con thành một đứa trẻ bị xã hội đào thải khi lớn lên.

Làm cha làm mẹ ai chẳng muốn mang đến những điều tốt đẹp cho con, lo lắng cho con chu toàn, tuy nhiên sự bảo bọc của cha mẹ đôi khi lại trở thành gánh nặng, trở ngại khiến đường đời của con gập ghềnh. Có người từng nói “thương con đôi khi phải dằn lòng để con chịu khổ”. Nếu muốn con không thuộc 3 kiểu trẻ dễ bị xã hội từ chối sau 20 năm nữa, cha mẹ nên uốn nắn con từ bé, đừng làm hư con.

1. Trẻ phụ thuộc, ỷ lại

Ngày xưa ở ruộng ở quê, cha mẹ bận suốt ngoài đồng áng, ở nhà anh chị em tự chăm nhau, đến bữa đói thì tự nấu cơm ăn, anh chị lớn bế em nhỏ cả ngày. Giờ trẻ con sống thoải mái hơn nhiều, được cha mẹ chăm sóc đầy đủ.

Thậm chí có những đứa trẻ đã học đến lớp 10 mà mỗi ngày mẹ phải bưng tô cơm lên tận phòng cho ăn, ăn xong vứt ngoài cửa là có mẹ lên thu dọn. Nói thì bảo con bé học nhiều, mệt, chăm chút có sao đâu. Thật sự không thể hiểu nổi, con thì ai cũng thương nhưng thương theo kiểu chiều chuộng vô lối là đang hại con.

Ảnh: sina

Cuộc sống bây giờ tốt đẹp là vậy nhưng đứa trẻ không tự lập được nữa, đây là lỗi của ai? Cha mẹ bây giờ có nhiều thời gian để chăm sóc con cái, thậm chí thay con làm mọi việc. Nhưng cha mẹ định thay con làm tất cả mọi việc đến bao giờ? Việc cha mẹ quá bao bọc con sẽ khiến con sinh tính ỷ lại, sống phụ thuộc, đến 20 năm sau, ra đời quen thói dựa dẫm sẽ không thể sống tốt, đối diện khó khăn lập tức thu người lại.

2. Trẻ bất lịch sự

Nhiều người phát hiện ra tầm quan trọng của phép lịch sự chỉ sau khi được xã hội giáo dục từ từ. Thậm chí mỗi khi xem trên báo có tin của những đứa trẻ ngỗ ngược, lại có những bình luận kiểu như “nhà không dạy được thì để cuộc đời dạy, để xã hội dạy”.

Ảnh: sohu

Một đứa trẻ bất lịch sự lúc nhỏ khiến người xung quanh không ưa nổi, bạn bè chán ghét, lớn lên dễ bị loại bỏ khỏi xã hội, khỏi tập thể vì tính tình khó chấp nhận. Rất khó để người khác đón nhận, đến gần khi mà bản thân quá mất lịch sự.

3. Trẻ lười biếng, hay trì hoãn

Tính lười biếng, trì hoãn của trẻ sẽ không thấy ngay hậu quả khi con còn nhỏ nhưng lớn lên lại trở thành chướng ngại khiến con khó hòa nhập vào xã hội, đi chậm hơn, thụt lùi so với mọi người xung quanh. Khi đi học, thói lười biếng, trì hoãn chỉ khiến con điểm kém, học hành lẹt đẹt. Nhưng khi ra ngoài đời, khó ai chấp nhận chờ đợi con, cũng không ai rảnh hay đủ tận tâm để đốc thúc con, nhắc nhở con như cha mẹ ở nhà.

Ảnh: sucai

Rất nhiều chuyên gia nói rằng cha mẹ nên học cách lười, cách “tàn nhẫn” để con cái có cơ hội tự lập, đối diện khó khăn, ít nhất phải biết tự chăm sóc bản thân, có ra đời cũng không lo bị xã hội loại trừ, đào thải.

Leave a Comment