Khi trẻ mắc lỗi, nhiều bậc cha mẹ sẽ quát mắng con, điều này dễ dàng hơn nhiều so với việc bình tĩnh tìm hiểu vì sao con mắc lỗi.
Martin A. Teicher, phó giáo sư tâm thần học tại Bệnh viện McLean trực thuộc ngành Y trường Đại học Harvard, qua hơn 10 quan sát và nghiên cứu, phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị bạo hành bằng lời nói của cha mẹ khi còn nhỏ sẽ có những thay đổi trong cấu trúc não theo thời gian. Điều này dẫn đến khả năng hiểu ngôn ngữ kém và ảnh hưởng đến chỉ số IQ nghiêm trọng
1. Bạo lực bằng lời nói làm giảm chỉ số IQ của trẻ
Giáo sư Teicher đã đề cập đến một nghiên cứu trên 554 thanh thiếu niên. Ông và nhóm của mình đã phát hiện ra nguyên nhân gây ra lo lắng, trầm cảm và sự khác biệt trong cấu trúc não ở đối tượng này. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chụp ảnh căng thẳng khuếch tán (DTI) để phân tích não bộ của những người trẻ tuổi.
Hình ảnh bên phải là của một đứa trẻ 3 tuổi bị quát mắng thường xuyên. Bộ não của đứa trẻ này nhỏ hơn đáng kể so với mức trung bình và có các tâm thất mở rộng và teo vỏ não. Về cơ bản điều này có nghĩa là đứa trẻ sẽ bị chậm phát triển và các vấn đề về trí nhớ.
Các thùy thái dương rất quan trọng trong việc nhận cảm âm thanh, ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ tường thuật (thực tế) và cảm xúc. Bệnh nhân bị tổn thương thùy thái dương phải thường mất khả năng hiểu được các kích thích âm thanh không phải lời nói (ví dụ: âm nhạc). Tổn thương thùy thái dương trái làm suy giảm nặng sự nhận biết, trí nhớ và sự hình thành ngôn ngữ. Càng nhận được nhiều lời nói nặng lời, chế giễu hoặc xúc phạm từ cha mẹ thì tổn thương của khu vực này càng lớn.
Những người tham gia thử nghiệm đã bị la mắng hoặc nhận những lời nhận xét tiêu cực sau đây, “Bạn thật ngu ngốc!”, “Bạn thật vô dụng”, “Tại sao bạn không thể giỏi như người khác”. Từ nghiên cứu này, Teicher kết luận rằng bạo lực bằng lời nói có tác động tiêu cực mạnh mẽ tương tự như bạo lực bằng hành vi.
2. Trẻ bị mắng mỏ trong thời gian dài có xu hướng tự làm hại bản thân
Nghiên cứu cũng điều tra tác động của bạo hành lời nói đối với trẻ em trong một thời gian dài. Quát mắng con có thể trở thành một hình thức kiểm soát và kỷ luật trẻ em ngày càng thường xuyên do nhận thức về quyền bảo vệ thân thể ngày càng gia tăng. Khi cha mẹ lớn tiếng với con, đứa trẻ khó có thể tự vệ hơn là bị phạt đòn. Bởi vì trẻ em có xu hướng đồng nhất với cha mẹ của chúng, việc cha mẹ quát mắng con trở thành một cách mà sau đó chúng tự ngược đãi bản thân mình, luôn cho rằng mình là kẻ bất tài, không ra gì…
3. Trẻ có nguy cơ mắc chứng rối loạn căng thẳng
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, khi trẻ bị quát mắn thường xuyên và nghiêm trọng, thì đứa trẻ đó có nguy cơ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, một dạng suy sụp tâm lý giống như những người lính chiến đấu ở Iraq. Những đứa trẻ này có tỷ lệ gây hấn, phạm pháp và các vấn đề xã hội cao hơn những trẻ khác. Ngoài ra chúng cũng đối mặt với nguy cơ phát triển tính cách không ổn định, tức giận, hành vi tự ái, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và hoang tưởng cao hơn đáng kể.
Thiệt hại không thể đảo ngược
Một số phụ huynh cho rằng nếu con mình không ngoan thì bố mẹ phải lớn tiếng mắng mỏ, sau khi mắng xong sẽ đến dỗ dành trẻ và đưa trẻ đi ăn kem, mua cho bé những thứ bé thích. Tuy nhiên, Roy Baumeister, giáo sư tâm lý xã hội tại Đại học Bang Florida, tin rằng những điều xấu có sức mạnh hơn những điều tốt, và bóng đen của bạo lực bằng lời nói của cha mẹ đối với con cái của họ không thể bị loại bỏ bằng cách đền bù.
Nếu một đứa trẻ phát triển sang chấn tâm lý khi còn nhỏ thì khó có thể bù đắp được khoảng trống. Những đứa trẻ tiếp xúc với những nhận xét tiêu cực từ cha mẹ trong một thời gian dài có thể có EQ và IQ một đi không trở lại. Điều này cho thấy cha mẹ bạo hành bằng lời nói có thể gây ra những hậu quả khôn lường trên chính tương lai con cái họ, thậm chí là các thế hệ sau.
Nuôi dạy con là một quá trình mà mỗi phụ huynh đều phải không ngừng học hỏi, đòn roi hay quát mắng không thể nặn ra những đứa trẻ thành công.